CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ LÁI KINH DOANH VẬN TẢI

Lái xe kinh doanh vận tải phải có chứng chỉ nghề: Có phát sinh giấy phép con ?

Theo các dự thảo luật mới, đào tạo sát hạch giấy phép lái xe sẽ do Bộ Công an quản lý, song chứng chỉ nghề kinh doanh vận tải lại do Bộ GTVT quản lý.
Các nội dung liên quan đào tạo, sát hạch GPLX vẫn đang gây nhiều tranh cãi /// Ảnh: khổng thanh

Các nội dung liên quan đào tạo, sát hạch GPLX vẫn đang gây nhiều tranh cãi

Theo dự thảo luật Giao thông đường bộ sửa đổi do Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trình tại Quốc hội hôm 24.10, người lái ô tô kinh doanh vận tải phải có chứng chỉ hành nghề. Cụ thể, dự thảo luật quy định: “Người có giấy phép lái ô tô muốn hành nghề lái ô tô kinh doanh vận tải phải được đào tạo nghiệp vụ vận tải và được cấp chứng chỉ hành nghề lái ô tô kinh doanh vận tải”.

Tách để đúng đối tượng ?

Trong khi nội dung đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe (GPLX) được tách khỏi dự luật Giao thông đường bộ đưa sang dự luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Bộ Công an quản lý, nội dung quy định về chứng chỉ hành nghề vẫn do Bộ GTVT quản lý. Nói cách khác, muốn hành nghề lái ô tô kinh doanh vận tải, người lái xe vừa phải được đào tạo, sát hạch lái xe theo quản lý của Bộ Công an, vừa phải được cấp chứng chỉ hành nghề theo quản lý của Bộ GTVT.
Trước lo ngại quy định này sẽ tạo giấy phép con với ngành nghề lái xe kinh doanh vận tải, trao đổi với Thanh Niên, bà Phan Thị Thu Hiền, Tổng cục phó Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT, cho biết theo quy định hiện nay, với bằng lái xe từ B2 trở lên, người học lái xe đều được đào tạo cả chứng chỉ nghề và kỹ năng lái xe. Nhưng theo quy định mới, kỹ năng lái xe sẽ do Bộ Công an quản lý, chứng chỉ nghề do Bộ GTVT quản lý. “Việc tách riêng sẽ đúng đối tượng cần học, người nào muốn hành nghề kinh doanh vận tải mới phải học”, bà Hiền lý giải.
Cũng theo bà Hiền, chứng chỉ nghề tách bạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi xử lý vi phạm. Chẳng hạn, nếu lái xe vi phạm các hoạt động kinh doanh vận tải, sẽ bị rút chứng chỉ hành nghề. Quy định mới này cũng không hồi tố với các GPLX đã cấp trước đây.

Lo chồng chéo

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, theo quy định hiện hành tại luật Giao thông đường bộ 2008, lái xe là đào tạo nghề, trừ lái xe hạng B1 (ô tô dưới 9 chỗ ngồi dạng gia đình) không cần đăng ký kiểm tra cấp chứng chỉ nghề. Lái xe chuyên nghiệp (hạng B2 trở lên) được thực hiện theo quy định của luật Dạy nghề; khi học xong chương trình, người học phải qua kỳ thi cấp chứng chỉ nghề, có chứng chỉ nghề mới được dự sát hạch để cấp GPLX.
“Quy định như luật Giao thông đường bộ 2008 là phù hợp, không cần thay đổi, không nên tách ra thành 2 phần do2 bộ quản lý, sẽ rất chồng chéo, phiền phức cho người học, tăng thêm chi phí và như một loại giấy phép con, không phù hợp chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ”, ông Quyền nói.
Thẩm tra đề xuất chứng chỉ hành nghề của Bộ GTVT, Ủy ban Quốc phòng – An ninh Quốc hội đề nghị tiếp tục nghiên cứu bổ sung, chỉnh lý các nội dung trên cho phù hợp, không để trùng giẫm giữa 2 luật, tránh gây phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có phương tiện tham gia giao thông và bảo đảm tính khả thi.

 

Mọi thông tin vui lòng liên hệ Mr.Thắng 0966300286

Được tư vấn – giải đáp miễn phí tất cả nội dung về ngành Vận tải