TƯ VẤN THỦ TỤC

TẬP HUẤN – HUẤN LUYỆN PCCC

KHOÁ HỌC BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PCCC

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ, GIẤY PHÉP KINH DOANH PCCC

Tổng đài: 0988.215.739

1. HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ PCCC

Lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trang bị kiến thức và kỹ năng cho mọi người dân và đặc biệt đội pccc cơ sở. Từ đó xây dựng kiến thức, kỹ năng xử lý kịp thời khi có cháy nổ xảy ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra. Kết thúc khoá tập huấn được đơn vị tập huấn cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ pccc.

Đối tượng

  • Quy định tại Điều 2, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Chi tiết nhiều cơ quan, doanh nghiệp, hộ kinh doanh… muốn hỏi số người trong đội pccc cơ sở tại nơi làm việc qui định là bao nhiêu người. Xem chi tiết tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 136. 

Nội dung

a) Phần lý thuyết:

  • Quán triệt những văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, quy định về công tác PCCC và những kiến thức cơ bản về PCCC&CNCH

b) Phần huấn luyện thực hành:

  • Phương pháp sử dụng phương tiện chữa cháy thường dùng như: chăn chiên chữa cháy chất lỏng (xăng dầu) chứa trong khay và trong phuy.
  • Hướng dẫn cấu tạo, tác dụng, phương pháp sử dụng, bảo quản, kiểm tra một số phương tiện chữa cháy xách tay như: Bình bột chữa cháy hệ MFZ; Bình khí chữa cháy hệ MT.
  • Nguyên lý làm việc, cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra hệ thống cấp nước chữa cháy như: Hệ thống trụ nước chữa cháy ngoài nhà, họng nước chữa cháy vách tường…; Cách dải vòi, cuộn vòi, bảo quản, kiểm tra vòi chữa cháy.

MẪU GIẤY HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ PCCC

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… có nhu cầu tập huấn, đào tạo tại địa phương vui lòng liên hệ trực tiếp hotline 0988.215.739 để được thông báo cụ thể về lộ trình các khoá học.

Trung tâm hỗ trợ trực tiếp việc Tập huấn – huấn nghiệp vụ pccc – Bồi dưỡng kiến thức (Bảo dưỡng, bảo trì hệ thống nhà máy) – Bồi dưỡng kiến thức tại nhà máy, khu công nghiệp về hệ thống pccc.

2. CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PCCC

Khoá học đào tạo tại trường Đại học phòng cháy chữa cháy, tổ chức toàn quốc có 3 địa điểm học chính tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh. Dành cho giám đốc, người đại diện theo pháp luật tất cả các doanh nghiệp muốn kinh doanh trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và nhân viên muốn hành nghề trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, giám sát, thẩm định.

Khoá học cho giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ pccc

Đối tượng

Người đứng đầu doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (Điều 41. Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy) phải có văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về pccc và khi xin giấy phép Doanh nghiệp, cơ sở phải có cá nhân đủ điều kiện hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, cụ thể:

  • Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát: có ít nhất 02 cá nhân có Chứng chỉ hành nghề, trong đó có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát về phòng cháy và chữa cháy.
  • Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật: phải có ít nhất 02 cá nhân có chứng chỉ hành nghề
  • Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống pccc: phải có ít nhất 01 chỉ huy trưởng thi công được cấp Chứng chỉ hành nghề

Nội dung

Theo quy định mới nhất hiện nay là Nghị định 136/2020 và Thông tư 149/2020, điều kiện để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức PCCC bao gồm:

  • Là đối tượng có nhu cầu đăng ký chứng chỉ để xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh PCCC.
  • Học viên tham gia khóa học bồi dưỡng kiến thức và thi sát hạch đạt.
  • Cần chuẩn bị các giấy tờ tùy thân như CMND/ CCCD, ảnh thẻ, văn bằng (nếu có)…

Khoá học cho nhân viên

Khoá học bồi dưỡng cho các cá nhân có nhu cầu hành nghề trong lĩnh vực pccc.

– Đối với khoá học tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát

– Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật

– Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống pccc

MẪU GIẤY CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠI KIẾN THỨC VỀ PCCC

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC



    3. CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ PCCC

    ĐỐI TƯỢNG

    Các loại chứng chỉ phòng cháy và chữa cháy theo nghị định 136/2020 bao gồm:

    • Chứng chỉ tư vấn thẩm định phòng cháy chữa cháy
    • Chứng chỉ tư vấn thiết kế phòng cháy chữa cháy
    • Chứng chỉ tư vấn giám sát phòng cháy chữa cháy
    • Chứng chỉ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật phòng cháy chữa cháy
    • Chứng chỉ chỉ huy trưởng thi công phòng cháy chữa cháy.

    NỘI DUNG

    Các điều kiện để được cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy: Cá nhân để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức PCCC sẽ phải trải qua lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

    MẪU GIẤY CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ PCCC

    Chứng chỉ hành nghề phòng cháy chữa cháy

    ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC PCCC TẠI ĐÂY

    Cơ hội được ưu đãi lên đến 10% khi đăng khóa học hôm nay




      4. GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ PCCC (Giấy phép con)

      Công ty muốn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy là ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Tuỳ từng trường hợp do Trưởng phòng cảnh sát pccc và cnch cấp tỉnh, thành phố cấp hay do Cục trưởng cục cảnh sát pccc và cnch cấp.

      ĐỐI TƯỢNG

      • Tư vấn thiết kế
      • Tư vấn thẩm định
      • Tư vấn giám sát
      • Tư vấn kiểm định, kiểm tra kỹ thuật
      • Lắp đặt thi công những hệ thống PCCC
      • Tư vấn chuyển giao công nghệ PCCC
      • Sản xuất cũng như lắp ráp những thiết bị phương tiện PCCC
      • Huấn luyện,đào tạo nghiệp vụ PCCC
      • Kinh doanh thiết bị, phương tiện, vật tư PCCC

      NỘI DUNG

      • Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh.
      • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy.
      • Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy và văn bản nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.
      • Bảng thống kê các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người.
      • Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
      • Danh sách những nhân viên đã qua huấn luyện về PCCC.
      • Phương án chữa cháy.

      Mẫu giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về pccc

      5. GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN (CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY NỔ)

      ĐỐI TƯỢNG

      • Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân) thực hiện việc vận chuyển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ,
      • Cơ quan quản lý nhà nước có chức năng quản lý công tác vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trên lãnh thổ Việt Nam.

      NỘI DUNG

      a) Tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của đơn vị được cấp giấy phép; họ và tên, chức danh người đại diện theo pháp luật;

      b) Loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm;

      c) Hành trình, lịch trình vận chuyển;

      d) Thời hạn của giấy phép.

      Đối với trường hợp cấp theo từng chuyến hàng phải có thêm thông tin về phương tiện và người điều khiển phương tiện.

      • Mẫu Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm do cơ quan cấp quản lý và phát hành.
      • Thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm cấp theo từng chuyến hàng hoặc từng thời kỳ theo đề nghị của đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nhưng không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.

      MẪU GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY NỔ

      6. GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PCCC

      ĐỐI TƯỢNG

      • Theo quy định của pháp luật Việt Nam, phương tiện phòng cháy chữa cháy sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu đều phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công An (Sau đây gọi là kiểm định phương tiện PCCC).
      • Cá nhân, tổ chức có phương tiện phòng cháy và chữa cháy nằm trong danh mục quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

      NỘI DUNG

      Nội dung kiểm định bao gồm:

      • Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
      • Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.

      Phương thức kiểm định gồm:

      • Kiểm tra số lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện;
      • Kiểm tra chủng loại, mẫu mã phương tiện;
      • Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
      • Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

      MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PCCC

      7. GIẤY CHỨNG NHẬN THẨM DUYỆT PCCC

      Giấy phép phòng cháy chữa cháy hay còn gọi là Giấy chứng nhận thẩm duyệt pccc là giấy phép chứng minh cho đơn vị đủ điểu kiện về pccc theo qui định

      Ví dụ: Khi bạn xây dựng một toà nhà, siêu thị, mở phòng hát karaoke… bên cạnh việc thực hiện các thủ tục pháp lý thì cần xin giấy phép pccc để mọi hoạt động kinh doanh diễn ra theo đúng qui định của pháp luật.

      ĐỐI TƯỢNG

      • Phụ lục 1, NĐ 136/2020/NĐ-CP

      THỦ TỤC HỒ SƠ

      Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

      Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy:

      1. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
      2. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;
      3. Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC;
      4. Danh sách nhân viên đã được huấn luyện về PCCC;
      5. Bảng thống kê các phương tiện PCCC;
      6. Phương án chữa cháy.

      Bước 2: Nộp hồ sơ

      Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký giấy phép PCCC cho cơ quan thẩm quyền theo các hình thức:

      1. Trực tiếp tại Cục Cảnh sát PCCC hoặc Phòng Cảnh sát PCCC;
      2. Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công (nếu có);
      3. Thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

      Theo đó, tùy vào trường hợp xin cấp phép phòng cháy chữa cháy mà cơ quan cấp phép được quy định như sau:

      • Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp do Cục thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC;
      • Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp được ủy quyền

      Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

      Cơ quan thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần và tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo quy định.

      Bước 4: Thông báo kết quả

      Thời hạn giải quyết thủ tục xin giấy phép PCCC từ 5 – 15 ngày làm việc, tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trong trường hợp không cấp phép sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

      Lưu ý:

      Giấy phép PCCC có hiệu lực trong 3 năm, kể từ ngày cấp. Vì vậy doanh nghiệp, cá nhân cần lưu ý thời gian làm lại thủ tục xin cấp giấy phép mới để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

      MẪU GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY NỔ

      hình ảnh học viên khóa bồi dưỡng nghiệp vụ pccc

      VÌ SAO CẦN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY?

      Trong những năm gần đây tình hình cháy, nổ diễn ra ngày càng phức tạp và nguy hiểm, liên quan trực tiếp đến đời sống và kinh tế toàn xã hội. Là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở, gia đình và mỗi cá nhân. Qui định tại khoản 3 Điều 3 Luật phòng chày và chữa cháy 2001, được sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 1 Luật phòng cháy và chữa cháy 2013.

      Vì vậy tất cả mọi người dân phải có ý thức nâng cao việc bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc phòng cháy chữa cháy. Cục cảnh sát pccc và cnch, cảnh sát pccc cấp tỉnh hoặc phòng cảnh sát pccc và cnch công an cấp tỉnh, Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy thường xuyên mở lớp tập huấn nghiệp vụ pccc trên toàn quốc.

      Ngoài ra tại các cơ sở phải có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện, hệ thống và phương án pccc đảm bảo theo đúng qui định.

      LUẬT, NGHỊ ĐỊNH, THÔNG TƯ, TIÊU CHUẨN VỀ PCCC

      (Chi tiết mọi thông tin về pccc bạn xem tại đây)

      Luật Pccc

      Số: 27/2001/QH10

      Luật số: 40/2013/QH13

      SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY 2001

      Nghị định

      Số: 136/2020/NĐ-CP

       

      QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

      Thông tư

      Số: 149/2020/TT-BCA

       

      QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 136/2020/NĐ-C

      Tiêu chuẩn quốc gia

      TCVN 3890:2023

       

      PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY – PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH – TRANG BỊ, BỐ TRÍ

      CÁC CÂU HỎI VÀ GIẢI ĐÁP

      1. Công ty tôi có kho xưởng sản xuất dầu ăn tại KCN Thăng Long, qui mô 120 người. Vậy công ty tôi phải tham gia tập huấn pccc như thế nào?

      Trả lời: 

      Theo qui định cơ sở bạn sẽ tham gia tập huấn nghiệp vụ pccc gồm 2 nội dung

      • Phần lý thuyết: giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về công tác PCCC và CNCH, thông tin cơ bản về một số vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản xảy ra trong phạm vi cả nước và trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây. Đồng thời, cán bộ tuyên truyền đã truyền đạt nhiều kiến thức như phương pháp xây dựng phong trào quần chúng tham gia PCCC, quy trình tổ chức cứu chữa một đám cháy, thực hành bảo quản, sử dụng phương tiện, trang thiết bị PCCC, phương pháp tổ chức kiểm tra an toàn cháy nổ tại cơ sở, những tiêu chuẩn quy định về chế độ kiểm tra, bảo trì, bảo bảo dưỡng trang thiết bị kỹ thuật của hệ thống báo cháy, chữa cháy, cách sử dụng App báo cháy 114…
      • Phần thực hành: nhân viên, người lao động của công ty đã được cán bộ phòng Cảnh sát PCCC và CNCH hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy dập tắt khay xăng, cách thoát nạn trong đám cháy, cách sử dụng một số phương tiện chữa cháy thông dụng.
      2. Theo qui định đơn vị như thế nào phải thành lập đội pccc cơ sở và qui mô bao niêu người?

      Căn cứ khoản 3 Điều 31 Nghị định 136, tuỳ qui mô từng cơ sở để thành lập đội pccc cơ sở

      Điều 31. Thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

      1. Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu cơ quan, đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm thành lập và duy trì đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.

      2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

      3. Bố trí lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành:
      a) Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo;
      b) Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng;
      c) Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó;
      d) Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó;
      đ) Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng;
      e) Cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành phải bảo đảm duy trì số người thường trực đáp ứng theo cơ số của phương tiện chữa cháy cơ giới;
      g) Đối với trạm biến áp được vận hành tự động, có hệ thống phòng cháy và chữa cháy tự động được liên kết, hiển thị, cảnh báo cháy về cơ quan chủ quản và có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thì không phải thành lập và duy trì lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Cơ quan, tổ chức trực tiếp vận hành, quản lý trạm biến áp phải chịu trách nhiệm duy trì và bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với trạm biến áp do mình quản lý.

      3. Tôi hiện làm quản lý trường học, tôi muốn hỏi ngoài việc tập huấn thì các biện pháp phòng cháy, biện pháp chữa cháy và cách xử lý an toàn khi xảy ra cháy cụ thể như thế nào?

      Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, bởi cháy nổ rất dễ xảy ra và nếu không có những biện pháp xử lí kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng thiệt hại về người và tài sản. Trường học là nơi thường xuyên tập trung đông người vì thế công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật PCCC và CNCH tới toàn thể CBVC và các em học sinh sinh viên là hết sức cần thiết nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng chủ động, ứng phó kịp thời với các tình huống cháy nổ có thể xảy ra.

      Một số biện pháp phòng cháy trong trường học:

      • Thực hiện đầy đủ thẩm duyệt thiết kế PCCC, kiểm tra trong quá trình thi công tác hạng mục PCCC, nghiệm thu, đến quá trình sử dụng.
      • Trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu như: bình khí CO2, bình bột chữa cháy để đảm bảo về chất lượng và số lượng, luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
      • Trường học phải có nội quy PCCC, phương án chữa cháy, phương án thoát nạn cho trẻ em và học sinh sinh viên khi có cháy xảy ra. Phương án phải được tổ chức học tập, diễn tập, tổ chức rút kinh nghiệm. Hàng năm khi có sự thay đổi, hoăc sau mỗi lần thay đổi phải được bổ xung ngay vào phương án cho phù hợp.
      • Khu nhà nhiều tầng nên có bảng chỉ dẫn trên đường thoát nạn trên lối và đường thoát nạn. Cấm sử dụng điện tùy tiện. Các em học sinh sinh viên không được nghịch lửa, diêm, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt trong trường.
      • Yêu cầu đối tượng sử dụng phải kiểm tra ngắt hết điện trước khi đóng cửa. Lực lượng bảo vệ nhà trường có trách nhiệm kiểm tra lại.
      • Tại các phòng máy tính phải có nội quy quy định việc sử dụng máy tính trong học tập, nghiên cứu.
      • Có chế độ kiểm tra định kỳ phát hiện những khuyết tật có thể dẫn đến sự cố phát sinh nguồn nhiệt gây cháy của hệ thống thiết bị máy tính và hệ thống thiết bị điện. Khi lắp đặt thêm các thiết bị điện như máy tính phải tính toán đến khả năng chịu tải của dây dẫn. Cần trang bị các loại bình khí CO2 và bột chữa cháy.
      • Tại mỗi phòng máy tính phải có quy định an toàn PCCC. Khi có cháy xảy ra phải chủ động thực hiện nhiệm vụ chữa cháy. Triển khai toàn bộ lực lượng, phương tiện chữa cháy hiện có để chủ động khống chế dập tắt đám cháy.

       

      Các biện pháp chữa cháy trong trường học:

      Khi chữa cháy cần chú ý: Đảm bảo an toàn cho người tham gia chữa cháy; ngắt điện khu vực xảy ra cháy; sử dụng các phương tiện chữa cháy, bảo hộ hiện có tại cơ sở; đặc biệt là hệ thống chữa cháy được lắp đặt tại cơ sở; thông báo cho mọi người biết có cháy xảy ra. Báo cháy 114; người được giao nhiệm vụ ngăn chặn cháy lan và thoát khói sẽ sử dụng những thiết bị cần thiết (thiết bị thở trong môi trường đám cháy, búa, rìu phá dỡ…) và chọn những vị trí hợp lý trên cơ sở hướng gió để phá dỡ cấu kiện xây dựng nhằm thoát khói. Sử dụng tia nước đặc từ các lăng chữa cháy để ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy, kết hợp phun mưa để làm mát; khi tham gia chữa cháy cần phải chú ý không gây cản trở đến quá trình thoát nạn. Việc triển khai các đội hình chữa cháy có thể được thực hiện qua các cầu thang bộ hở hoặc triển khai ngoài nhà qua ban công.

      Các biện pháp kỹ thuật an toàn: Hướng dẫn mọi người thoát nạn an toàn. Cần lưu ý hướng dẫn mọi người di chuyển từ tầng trên xuống dưới, tập kết mọi người thành khối cán bộ, giáo viên, lớp học. Trong trường hợp khẩn cấp không thoát được theo cầu thang thì hướng dẫn thoát ra các lối ra ban công, ra mái và thông báo mọi người biết để ứng cứu; thực hiện công tác cứu người bị nạn như cấp cứu người bị nạn; lực lượng PCCC cơ sở phải tổ chức triển khai phương tiện chữa cháy đã được trang bị; sử dụng bình chữa cháy để dập cháy. Bình chữa cháy được phân bố rải rác trên khắp diện tích trường học. Khi phát hiện có cháy xảy ra, cán bộ, giáo viên đều phải chủ động lấy bình dập tắt đám cháy; sử dụng nước để chữa cháy. Triển khai các họng nước chữa cháy (nếu có) tấn công dập tắt ngọn lửa, ngăn chặn cháy lan. Lưy ý, chỉ triển khai nước chữa cháy khi đảm bảo rằng hệ thống điện đã được ngắt và trong trường hợp phòng máy tính, thư viện không còn phương tiện bình chữa cháy để dập cháy; dùng chăn chữa cháy để dập cháy phủ kín toàn bộ diện tích đám cháy và miết kín xung quanh.

      Một số khuyến cáo của Bộ công an để thoát ra khỏi đám cháy, đồng thời, hạn chế thiệt hại đến mức tối đa.

      1. Tìm cách dập lửa, báo cháy và thoát nạn: Cần bình tĩnh tìm ngọn lửa và khói. Nếu đám cháy nhỏ cần tìm cách chữa cháy bằng nước, bình chữa cháy, cát, chăn ướt. Nếu cháy quá lớn không thể dập lửa phải nhanh chóng tìm cách thoát hiểm, hô hoán cho mọi người biết cùng thoát hiểm và gọi điện thoại lập tức đến số điện thoại 114.

      2. Nhanh chóng xác định lối thoát hiểm hoặc trú ẩn an toàn Trước hết phải xác định được lối ra an toàn khỏi căn nhà đang cháy. Thông thường, các lối thoát đến nơi an toàn ở các nhà độc lập hoặc liền kề bao gồm: Lối ra cửa chính của căn nhà; lối ra cầu thang thoát nạn ngoài nhà từ các tầng; lối ra ban công; lối lên trên sân thượng hoặc lối lên mái (tầng thượng) để thoát sang công trình liền kề. Đối với các căn hộ độc lập thì lối thoát nạn an toàn là qua các cửa sổ, ban công khi có các thiết bị hỗ trợ như: thang, thang cây, dây tự cứu hạ chậm… Không cố mang theo những đồ có giá trị hay tìm vật nuôi trong nhà, không cố tìm hiểu nguyên nhân đám cháy. Ngắt cầu dao điện nơi xảy ra đám cháy bởi điện gây cháy nổ sẽ dẫn đến đám cháy bùng phát nhanh hơn. Khi lửa và khói đã chặn mất lối thoát nạn chính: Nếu ở tầng thấp thì có thể thoát ra ngoài qua đường cửa sổ hoặc ban công. Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng, ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo ướt hoặc băng dính. Kêu cứu từ cửa sổ. Khi ra ngoài, chỉ mở cửa bạn cần; đóng tất cả các cánh cửa đang mở để ngăn đám cháy lan nhanh. Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi xảy ra hoả hoạn. Đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm thì không mở, không dùng lòng bàn tay để tránh bị bỏng. Nếu tay nắm cửa mát và không thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa chậm và cẩn thận tránh người, mặt sang một bên đề phòng lửa tạt. Khi mở cửa, nếu thấy lửa bùng lên hay có khói xông vào phòng thì đóng cửa thật nhanh, chặt. Tuyệt đối không nấp dưới gầm giường hoặc phòng, tủ để đồ vì sẽ rất khó khăn để lính cứu hoả tìm ra bạn.

      3. Hạn chế tối đa tiếp xúc với lửa hoặc khí độc Trong quá trình di chuyển cần bình tĩnh và thực hiện các biện pháp để tránh hít phải khói, khí độc bằng cách lấy khăn, áo thấm ướt bịt vào mũi, miệng. Khi di chuyển tránh chạm vào các đồ đạc có thể dẫn nhiệt gây bỏng. Tuyệt đối không xông qua đám cháy. Luôn giữ cơ thể ở vị trí thấp để tìm đường thoát hiểm, phòng bị nhiễm khói. Nếu quần áo của bạn bị cháy, đừng chạy, hãy dừng lại và lăn người vòng quanh để dập lửa.

      4. Các nhà, công trình có lồng sắt: Cần trang bị búa, rìu,, kìm cộng lực. Đối với các nhà, công trình có lồng sắt bảo vệ phía ngoài, có thể thoát qua ô cửa trên các lồng sắt đó sang các công trình liền kề. Nếu không có sẵn các cửa thoát hiểm hãy bình tĩnh tìm kiếm các vật dụng như búa, rìu, hoặc các vật dụng khác nhằm bẻ gãy hoặc mở rộng các ô trên lồng sắt để mọi người có thể di chuyển tới nơi an toàn với sự hỗ trợ của những người xung quanh.

      Qua buổi tuyên truyền giúp CBCNV, thầy cô giáo và các em học sinh trong nhà trường có những hiểu biết sâu sắc hơn về công tác phòng cháy, chữa cháy nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với hoạt động phòng cháy, chữa cháy nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của mình, của người thân trong gia đình. Đồng thời góp phần cùng nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền nêu cao ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn phòng cháy, chữa cháy trong và ngoài nhà trường.

      4. Công ty tôi hiện đang làm lĩnh vực xây dựng, muốn xin giấy phép kinh doanh thiết bị và thi công lắp đặt cửa chống cháy thì cần những thủ tục gì?

      Điều 41. Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

      1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là cơ sở kinh doanh), gồm: Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức; hộ kinh doanh.

      2. Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này phải có văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy và là người có tên tại một trong các văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp.
      Trường hợp người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh là người nước ngoài, đã có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp thì phải có văn bản hợp pháp hóa lãnh sự.

      3. Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy:
      a) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy;
      b) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy: Có phòng thí nghiệm và thiết bị kiểm định được cơ quan có thẩm quyền công nhận chất lượng;
      c) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn chuyển giao công nghệ; phương tiện, thiết bị phục vụ huấn luyện, địa điểm tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
      d) Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
      đ) Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; có nhà xưởng, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.

      4. Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 02 cá nhân có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực tư vấn theo quy định tại điểm b, điểm d khoản 3 Điều 43 Nghị định này; trong đó có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát về phòng cháy và chữa cháy.

      5. Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 02 cá nhân có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này.

      6. Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

      7. Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 01 chỉ huy trưởng thi công được cấp Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 43 Nghị định này.

      8. Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

      9. Đối với cơ sở kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

      10. Các cá nhân quy định tại khoản 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều này phải tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ sở đó.

      Cá nhân đã sử dụng văn bằng, chứng chỉ để bảo đảm cho một cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì không được sử dụng văn bằng, chứng chỉ đó để bảo đảm cho cơ sở khác đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

      5. Tôi muốn hỏi điều kiện để học lớp bồi dưỡng và xin cấp phép chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát pccc.

      Trả lời

      Để xin cấp phép chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thì người học cần tốt nghiệp ngành phù hợp bao gồm: Kiến trúc và quy hoạch; xây dựng; quản lý xây dựng (trừ mã ngành kinh tế xây dựng); công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng; công nghệ kỹ thuật cơ khí; công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; công nghệ dầu khí và khai thác; kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật (trừ mã ngành kỹ thuật in); kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (trừ mã ngành kỹ thuật y sinh) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Đối với những cá nhân tốt nghiệp chuyên ngành PCCC thì không cần chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

      • Ngoài việc phải điền đầy đủ thông tin theo mẫu, cá nhân phải ghi rõ đề nghị cấp mới hoặc đổi hoặc cấp lại chứng chỉ, đồng thời phải ghi rõ lĩnh vực hành nghề cụ thể
      • Bản khai kinh nghiệm phải có chữ ký, dấu xác nhận của doanh nghiệp, công ty nơi cá nhân đang tham gia hành nghề tư vấn về PCCC.

      Chi tiết tại điều 42, nghị định 136.

      Điều 42. Điều kiện đối với cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

      Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi đáp ứng các điều kiện sau:

      1. Có Chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh.

      2. Hoạt động cho cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

      LƯU Ý: 

      Trung tâm tư vấn, hỗ trợ từ A-Z tất cả các dịch vụ liên quan đến pccc, mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline:

      • Tư vấn, tập huấn các khoá học tại cơ sở, địa phương, doanh nghiệp…
      • Tư vấn làm giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy (giấy phép con)
      • Tư vấn miễn phí mọi nội dung liên quan đến phòng cháy chữa cháy