Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC

Trước tình hình cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, vấn đề ý thức, nhận thức và kỹ năng thoát nạn của người dân khi có sự cố cháy, nổ xảy ra đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho công, nhân viên. và tài sản của các tổ chức/ doanh nghiệp về việc tổ chức tập huấn PCCC và CNCH là cần thiết cho sự phát triển lâu dài.

Cục cảnh sát pccc và cnch, cảnh sát pccc cấp tỉnh hoặc phòng cảnh sát pccc và cnch công an cấp tỉnh, Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy thường xuyên mở lớp tập huấn nghiệp vụ pccc trên toàn quốc.

Lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trang bị kiến thức và kỹ năng cho mọi người dân và đặc biệt đội pccc cơ sở. Từ đó xây dựng kiến thức, kỹ năng xử lý kịp thời khi có cháy nổ xảy ra, nhằm giảm thiểu các rủi ro và thiệt hại không đáng có cho các tổ chức/doanh nghiệp. Kết thúc khoá tập huấn được đơn vị tập huấn cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ pccc.

Ngoài ra tại các cơ sở phải có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện, hệ thống và phương án pccc đảm bảo theo đúng qui định.

1.ĐỐI TƯỢNG

  • Quy định tại Điều 2, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Chi tiết nhiều cơ quan, doanh nghiệp, hộ kinh doanh… muốn hỏi số người trong đội pccc cơ sở tại nơi làm việc qui định là bao nhiêu người. Xem chi tiết tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 136

Điều 31. Thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

1. Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu cơ quan, đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm thành lập và duy trì đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

3. Bố trí lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành:

a) Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo;

b) Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng;

c) Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó;

d) Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó;

đ) Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng;

e) Cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành phải bảo đảm duy trì số người thường trực đáp ứng theo cơ số của phương tiện chữa cháy cơ giới;

g) Đối với trạm biến áp được vận hành tự động, có hệ thống phòng cháy và chữa cháy tự động được liên kết, hiển thị, cảnh báo cháy về cơ quan chủ quản và có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thì không phải thành lập và duy trì lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Cơ quan, tổ chức trực tiếp vận hành, quản lý trạm biến áp phải chịu trách nhiệm duy trì và bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với trạm biến áp do mình quản lý.

2. NỘI DUNG

a) Phần lý thuyết:

  • Quán triệt những văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, quy định về công tác PCCC và những kiến thức cơ bản về PCCC&CNCH

b) Phần huấn luyện thực hành:

  • Phương pháp sử dụng phương tiện chữa cháy thường dùng như: chăn chiên chữa cháy chất lỏng (xăng dầu) chứa trong khay và trong phuy.
  • Hướng dẫn cấu tạo, tác dụng, phương pháp sử dụng, bảo quản, kiểm tra một số phương tiện chữa cháy xách tay như: Bình bột chữa cháy hệ MFZ; Bình khí chữa cháy hệ MT.
  • Nguyên lý làm việc, cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra hệ thống cấp nước chữa cháy như: Hệ thống trụ nước chữa cháy ngoài nhà, họng nước chữa cháy vách tường…; Cách dải vòi, cuộn vòi, bảo quản, kiểm tra vòi chữa cháy.

3. THỜI GIAN HUẤN LUYỆN

  • Thời gian huấn luyện PCCC định kỳ tổi thiểu là 16 giờ.
  • Đối với thành viên đội PCCC chuyên ngành tối thiểu là 32 giờ.

 

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… có nhu cầu tập huấn, đào tạo tại địa phương vui lòng liên hệ trực tiếp hotline 0988.215.739 để được thông báo cụ thể về lộ trình các khoá học.

Trung tâm hỗ trợ trực tiếp việc Tập huấn – huấn nghiệp vụ pccc – Bồi dưỡng kiến thức (Bảo dưỡng, bảo trì hệ thống nhà máy) – Bồi dưỡng kiến thức tại nhà máy, khu công nghiệp về hệ thống pccc.