HỆ THỐNG BÁO CHÁY
Hệ thống báo cháy là một tập hợp các thiết bị làm việc cùng nhau giúp phát hiện và cảnh báo sự cố cháy thông qua các thiết bị hình ảnh âm thanh khi có sự thay đổi của các yếu tố môi trường như khói, lửa, carbon monoxide hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.
Hệ thống báo cháy tự động được chia thành 4 loại:
- Hệ thống báo cháy thường. Ví dụ: Hệ thống báo cháy thường Horing, Hệ thống báo cháy thường Honeywell, Hệ thống báo cháy thường Hochiki….
- Hệ thống báo cháy địa chỉ. Ví dụ: Hệ thống báo cháy địa chỉ Horing, Hệ thống báo cháy địa chỉ Honeywell, Hệ thống báo cháy địa chỉ Hochiki….
- Hệ thống báo cháy thông minh. Ví dụ: Hệ thống báo cháy thông minh chuẩn EN GST
- Hệ thống báo cháy không dây. Ví dụ: Hệ thống báo cháy tại chỗ dùng pin Horing, Đầu báo độc lập Xseries giám sát trên App mobi của Honeywell…
Đối với các hệ thống báo cháy có cách xác định sự cố báo cháy khác nhau. Cụ thể:
- Hệ thống báo cháy thường phát hiện sự cố báo cháy theo các ZONE (vùng) tức là nó có thể báo cháy tới một vùng hoặc một địa chỉ. Diện tích bảo vệ có thể lên đến 2000m2 tuỳ thuộc vào đặc điểm khu vực ( có vật cản, tầng cao, sàn phẳng..)
- Hệ thống báo cháy địa chỉ phát hiện sự cố cháy chính xác đến từng vị trí, vì vậy nên diện tích bảo vệ chỉ giới hạn dưới 100m2.
- Hệ thống báo cháy thông minh phát hiện sự cố thông qua bộ vi xử lý được gắn ở đầu báo cháy. Ngoài ra hệ thống báo cháy thông minh còn có thể đo được các thông số của môi trường lắp đặt như: Độ ẩm, nhiệt độ, nồng độ khói…giúp cho đơn vị thiết kế có thể điểu chỉnh các thông số để đáp ứng với môi trường.
- Hệ thống báo cháy không dây có liên kết giữa các thiết bị thông qua sóng truyền dẫn. Nhiều hãng sản xuất hiện tại đã tích hợp thêm App để có thể dùng trên điện thoại ví dụ như thiết bi đầu báo cháy XS100T, XS100, XH100 của hãng Honeywell.
Vậy hệ thống báo cháy gồm những gì?
Một hệ thống báo cháy hoàn chỉnh và đạt tiêu chuẩn bao gồm:
- Tủ trung tâm báo cháy: Là bộ phận quan trọng trong hệ thống thiết bị báo cháy. Nó các chức năng tiếp nhận thông tin cảnh báo sự cố từ đầu báo cháy, sau đó truyền tín hiệu báo cháy đến các thiết bị phòng cháy tự động. Tại đây có thể kiểm tra được một số sự cố của hệ thống báo cháy như chập mạch, đứt dây….
- Thiết bị đầu vào: Là bộ phận trực tiếp tiếp nhận các sự cố (nhiệt, khói, khí…) thông qua các bộ phận cảm biến được lắp đặt ở đầu báo hoặc ở các công tắc ấn cháy thủ công. Đầu báo có các loại như: Đầu báo nhiệt, Đầu báo khói, Đầu báo khí gas, Đầu báo khí Carbon monoxide, Đầu báo lửa.
- Thiết bị đầu ra bao gồm:
- Bảng hiển thị phụ: Hiển thị các khu vực xảy ra sự cố từ tủ trung tâm báo cháy truyền đến, giúp cho việc quan sát được tình hình sự cố hoả hoạn xảy ra- Còi báo cháy và chuông báo cháy được dùng để phát ra âm thanh cảnh báo khi có sự cố. Nhiều sản phẩm còi báo cháy có kết hợp đèn led để gây chú ý đối với người trong khu vực có sự cố.
- Module điều khiển được lắp đặt để liên kết các thiết bị khác khi có vấn đề sự cố xảy ra. Ví dụ như khi có sự cố xảy ra thang máy có thể được di chuyển xuống tầng 1, Quạt thông gió của toà nhà có thể được khởi động….
- Đèn báo: đèn báo phòng, đèn báo Exit, đèn chớp, đèn báo chỉ đường đi trong trường hợp khẩn cấp….
- Một số thiết bị khác: Bộ quay số tự động,….
- Nguồn điện:
- Nguồn điện 220V trực tiếp
- Pin dự phòng: Đối với các thiết bị không dây
Các lỗi thường gặp của hệ thống báo cháy
Thiết bị báo cháy cũng không tránh khỏi những vấn đề như báo cháy sai, hoạt động không ổn định. Dưới đây là các lỗi thường gặp nhất đối với một hệ thống báo cháy:
- Chuông còi báo cháy không hoạt động vì tình trạng hết pin.
- Thiết bị đầu vào được lắp đặt không chính xác gây ra việc phát hiện các sự cố thông qua các tác nhân của môi trường thay đổi như: khói, nhiệt,…không được chính xác.
- Lắp đặt ẩu đối với hệ thống dây dễ bị đứt hoặc gây rò rỉ điện.
- Sử dụng chỉ một thiết bị đầu báo cho toà nhà thì sẽ gây hạn chế đối với việc phát hiện các vấn đề gây ra cháy, nổ.
Chính vì vậy khi sử dụng hệ thống báo cháy nên lựa chọn đơn vị cung cấp và lắp đặt thiết bị báo cháy có uy tín. Ngoài việc lắp đặt còn có hỗ trợ vấn đề bảo hành, bảo trì hệ thống trong thời gian sử dụng định kỳ và đúng cách.
Cùng với sự phát triển của đất nước và thế giới trong lĩnh vực xây dựng, chúng tôi cung cấp và lắp đặt các thiết bị của hệ thống Phòng cháy chữa cháy – Điện – Nước – Điều hòa thông gió – Quản lý tòa nhà – Hệ thống điện nhẹ – Năng lượng mặt trời và các hạng mục xây dựng cơ bản khác; Nhập khẩu phần phối các thiết bị phòng cháy chữa cháy. Kèm
sản xuất các sản phẩm phụ trợ như tủ nguồn phụ, tủ điện…Với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm được đào tạo và tích lũy qua các dự án trong nước và quốc tế – Năm 2014, Công ty cổ phần Công ty cổ phần thương mại và kỹ thuật GEEC (GEEC) được thành lập với các chức năng chủ yếu: Xây lắp dân dụng và công nghiệp, tư vấn thiết kế, thẩm duyệt nghiệm thu, tưvấn giải pháp, cung cấp thiết bị, vật tư và nhân lực, chuyển giao công nghệ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.